Chào mừng bạn đến với Website Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình

Di sản Văn hóa

LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP NHẬN DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ CẤP TỈNH ĐỐI VỚI NHÀ THỜ TẠ DANH THUỲ

Ngày 01/03/2024, UBND thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh đã tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với tại nhà thờ Tại Danh Thuỳ.

Ninh Bình có thêm 10 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Với 10 di tích được xếp hạng cấp tỉnh năm 2023, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lên 405 di tích. Việc xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh là cơ sở để chính quyền và Nhân dân các địa phương tỉnh Ninh Bình quan tâm bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của các di tích.

HỘI THẢO KHOA HỌC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT HÁT XẨM Ở NINH BÌNH

Thực hiện Đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy nghệ thuật Hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019 - 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 1274/QĐ-UBND ngày 23/10/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình. Ngày 01/12/2022, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND huyện Yên Mô tổ chức Hội thảo khoa học ‘Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình” tại hội trường UBND huyện Yên Mô.

Khai quật khảo cổ thêm 03 địa điểm thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1527/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 7 năm 2022, cho phép Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật khảo cổ tại 03 địa điểm thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, gồm: cánh đồng Nội Trong, cánh đồng Hang Trâu và vườn chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích khai quật là 900m2.

Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình tham gia Hội diễn “ Hội tụ Sông Hồng mở rộng năm 2022”

Tối ngày 25/6/2022, tại Nhà Văn hóa tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Hà Nam phối hợp với Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH,TT&DL) tổ chức khai mạc Hội diễn “Hội tụ sông Hồng” mở rộng năm 2022.

QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC Ở NINH BÌNH 30 NĂM NHÌN LẠI

Nhận thức sâu sắc về giá trị các di tích khảo cổ trong việc nhận diện, làm rõ giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất, những năm qua Ninh Bình đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc nghiên cứu khảo cổ học đồng thời đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ, đóng góp quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội ở địa phương.

Khai quật khảo cổ thêm 02 địa điểm thuộc tỉnh Ninh Bình

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2383/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại 02 địa điểm gồm: cánh đồng nằm ở phía Nam đền thờ vua Lê Đại Hành và tường Thành Dền thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.

BIA CẦU ĐÔNG (ĐÔNG KIỀU)

Từ Thành phố Ninh Bình đi theo Quốc lộ 1A về phía bắc 5km, tiếp tục đi theo đường 12 C khoảng 5 km du khách sẽ tới cầu Đông (thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), gần cầu Đông là dãy núi Hồ nơi khắc Bia cầu Đông.

Địa danh vùng đất Ninh Bình mười thế kỷ đầu Công nguyên qua tư liệu thư tịch Đại Việt và Trung Hoa

Sách sử và sách địa lý thời phong kiến Đại Việt và Trung Hoa ít viết riêng biệt về vùng đất Ninh Bình với tư cách là một vùng đất đặc thù. Thường các ghi chép chỉ tập trung vào giai đoạn hình thành và tồn tại của nhà Đinh (968-980) và Tiền Lê (981-1009), khi vùng đất Hoa Lư là kinh đô của nhà nước Đại Việt/Đại Cồ Việt.

Thêm những giá trị thú vị về kinh đô Hoa Lư

Đợt khai quật khảo cổ học tại Di tích Cố đô Hoa Lư và ở các huyện Hoa Lư, Nho Quan và Gia Viễn do Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình chủ trì, phối hợp Viện Khảo cổ học thực hiện trong năm 2021, mục tiêu nghiên cứu vùng đất Ninh Bình, giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên, đã cho những kết quả thú vị.

THÊM 9 DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DI TÍCH CẤP TỈNH VÀO NĂM 2020

Ngày 31/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ký ban hành các quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với 09 di tích, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lên 369 di tích. Các di tích được xếp hạng năm 2020 gồm:

MỘT SỐ HÌNH THỨC TÔN VINH DANH NHÂN VÀ NGHI THỨC TÔN VINH ĐỨC THÁNH NGUYỄN Ở NINH BÌNH

Danh nhân vốn là những người có tài đức hơn người, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng, của đất nước, của dân tộc, có sức ảnh hưởng quan trọng không chỉ ở đương thời mà còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ về sau. Việc tôn vinh danh nhân ở Việt Nam không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn trọng và đề cao tài đức của con người mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Các di sản vật chất, tinh thần như thành quả lao động của danh nhân cống hiến trong đương thời, để lại cho hậu thế là tài sản vô giá cho các thế hệ sau kế thừa và phát huy. Song tồn bên cạnh đó là các hoạt động tôn vinh của người dân các thế hệ, tạo thành thói quen sinh hoạt, tạo thành nền nếp gia phong, lớn hơn nữa là tạo thành truyền thống văn hóa của dân tộc. Đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, biết ơn những người đi trước.

Công nhận bảo vật quốc gia bộ Phủ Việt đền vua Đinh, vua Lê

Ngày 15/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 88/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia đối với bộ Phủ Việt đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và bộ Phủ Việt đền thờ Vua Lê Đại Hành cùng với 27 bảo vật quốc gia của cả nước. Đây là những hiện vật có giá trị, thể hiện giai đoạn đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam thế kỷ XVII.

CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM 2019

Thực hiện kế hoạch công tác năm 2019 của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, căn cứ đề nghị của chính quyền và nhân dân địa phương về việc lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, phòng Quản lý Di sản Văn hóa đã phối hợp với địa phương tiến hành khảo sát và lập hồ sơ xếp hạng đối với 10 di tích trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó huyện Kim Sơn: 01 di tích, huyện Yên Mô: 02 di tích, thành phố Ninh Bình: 01 di tích, huyện Nho Quan: 06 di tích. Ngày 27/11/2019, UBND tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa đối với 10 di tích.

LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH ĐÌNH LÀNG BÁI, XÃ SƠN LAI, HUYỆN NHO QUAN

Sáng ngày 10/12/2019, tại đình Bái, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã Sơn lai phối hợp cùng Ban khánh tiết đình làng Bái tổ chức lễ đón bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Bái.

MIẾU QUAN NGHÈ xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Nằm về phía bắc của Ngã ba sông, nơi cửa sông Hoàng Long gặp sông Đáy, Miếu Quan Nghè là di tích lịch sử lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa quan trọng của vùng đất, là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân và du khách thập phương.

PHÒNG TUYẾN TAM ĐIỆP

Khu di tích phòng tuyến Tam Điệp là gọi theo tên gọi phòng tuyến Tam Điệp của nghĩa quân Tây Sơn, được xây dựng vào cuối năm Mậu Thân (1788) để chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch thần tốc, đánh tan 29 vạn quân xâm lược Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789).

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA LỄ HỘI HOA LƯ (LỄ HỘI TRƯỜNG YÊN)

Lễ hội Hoa Lư hay dân gian còn gọi là lễ hội Trường Yên diễn ra từ ngày mồng 8 - 10 tháng Ba âm lịch hàng năm tại khu di tích Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Và một số giải pháp thực hiện bảo tồn di sản ở Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, địa hình đa dạng, gồm có đồng bằng, đồi núi, sông, biển, diện tích đất tự nhiên là 1.400km2. Dân số gần 1 triệu người, có hai dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Có 8 đơn vị hành chính cấp huyện.

Nhà thờ Nguyễn Khắc Nhân (Nhà thờ họ Nguyễn Đại tông), thôn Trung, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

Ngày 26 tháng 5 năm 2019, tại Hội trường UBND xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ xã Trường Yên phối hợp cùng Hội đồng gia tộc họ Nguyễn đại tông thôn Trung đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Nhà thờ Nguyễn Khắc Nhân.

Chùa Lạc Khoái

Chùa Lạc Khoái, tọa lạc tại xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, là một ngôi cổ tự, từ lâu đã nổi danh chốn thắng tích, nơi kết hợp hài hòa mái chùa thâm nghiêm với cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú của núi Báng sông Kỳ. Nơi đây còn gắn liền với những sự kiện, truyền thuyết liên quan tới vua Đinh Tiên Hoàng và Thiền sư Nguyễn Minh Không, đến những sự kiện lịch sử thời Tiền khởi nghĩa (1945), thời 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bác Hồ với Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình

Sinh thời, Bác Hồ rất bận với công việc chung, nhưng Bác cũng rất chăm lo đến đời sống thường nhật của nhân dân. Bác tổ chức các chuyến đi về các địa phương để làm việc và thăm hỏi cán bộ, nhân dân các tỉnh. Cán bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình được vinh dự đón năm lần Bác về thăm và làm việc.

LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH MIẾU TUÂN HÓA, XÃ HỒI NINH, HUYỆN KIM SƠN

Ngày 10 tháng 2 năm 2019 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại Hội trường UBND xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ xã Hồi Ninh phối hợp cùng Ban khánh tiết miếu Tuân Hóa đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Miếu Tuân Hóa.

LỄ ĐÓN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNHNHÀ THỜ ĐẶNG VĂN HÀI, XÃ TRƯỜNG YÊN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

Ngày 17/10, tại Hội trường UBND xã Trường Yên, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và UBND xã Trường Yên phối hợp cùng Hội đồng gia tộc họ Đặng thôn Yên Trạch tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Đặng Văn Hài.

GS. Trần Lâm Biền nói chuyện về di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thuyết minh viên, ngày mùng 02/10/2018, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã mời Giáo sư Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đến nói chuyện tại di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư.

Tế lễ trong ngày giỗ vua Đinh Tiên Hoàng tại di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư

Đinh Tiên Hoàng, người con của quê hương Ninh Bình đã ghi dấu ấn trọng đại trong lịch sử của dân tộc. Sau khi thống nhất 12 sứ quân, ông đã xây dựng Nhà nước Phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, đồng thời cũng khẳng định vị thế vững mạnh của nước ta không lệ thuộc vào chính quyền phong kiến phương bắc.

ĐỀN THÁNH TÔ VÀ NÚI KIẾM LĨNH

Đền Thánh Tô và núi Kiếm Lĩnh, tọa lạc tại thôn Xuân Lai, xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, là một trong những ngôi đền cổ trên đất Ninh Bình, gắn liền với địa danh núi Cắm Gươm, là một di tích gắn với cố đô Hoa Lư xưa.

ĐỀN ĐỨC THÁNH NGUYỄN

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền rằng “Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương sinh thánh” để nói về vùng đất địa linh đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và Thiền sư Nguyễn Minh Không, vị Quốc sư triều Lý, quê quán ở làng Điềm Giang, mà ngôi đền thờ ngài – đền Thánh Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay.

NHÀ THỜ VÀ MỘ NGUYỄN BẶC

Định Quốc công Nguyễn Bặc, khai quốc công thần triều Đinh ở thế kỷ thứ X, phò giúp vua Đinh Tiên Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt, đồng thời được xem là một trong những ông tổ dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Nhà thờ và mộ Nguyễn Bặc ở xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

ĐỀN THỜ VUA ĐINH TIÊN HOÀNG

Đền tương truyền được xây dựng gần nền nhà cũ của vua Đinh Tiên Hoàng, ở quê hương của ngài là làng Đại Hữu xưa, nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

ĐỘNG HOA LƯ

Động Hoa Lư là căn cứ đầu tiên của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đối với sự nghiệp thống nhất giang sơn thế kỷ X, thực chất là một thung lũng, bốn bề núi đá bao quanh như một tường thành thiên nhiên vô cùng kiên cố, trên vách đá, những cây lau đu đưa theo làn gió như những ngọn cờ lau của Đinh Bộ Lĩnh và những “mục đồng anh hùng” xa xưa, làm cho chúng ta hiểu tạ sao người xưa đã đặt tên cho động là Thung Lau.

ĐÌNH YÊN TRẠCH

Nằm trong vùng đất Cố đô Hoa Lư xưa, nhân dân làng Yên Trạch đã tôn vinh những vị vua của cả hai triều Đinh và Tiền Lê là những phúc thần che chở cho cuộc sống của dân làng.

ĐÌNH NGÔ KHÊ HẠ

Định Quốc công Nguyễn Bặc, Khai quốc công thần nhà Đinh, được nhân dân thờ cúng tập trung tại khu vực ngoại vi phía đông kinh thành Hoa Lư xưa, nay là vùng đất xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư. Tương truyền đây là nơi đặt nhiệm sở của ông và cũng là nơi ông bị vua Lê Đại Hành xử hành quyết sau khi thất bại trong việc giành lại ngôi báu về cho nhà Đinh. Trong số những đền miếu thờ cúng ông, tiêu biểu là đình Ngô Khê Hạ.

ĐỀN KÊ THƯỢNG, KÊ HẠ VÀ MIỄU SƠN

Xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư nổi tiếng với nghề truyền thống đá mỹ nghệ có lịch sử hàng trăm năm. Tại đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nổi bật là các đình, đền, chùa, miếu cổ, có giá trị văn hóa lịch sử cao, đặc biệt là quần thể đền Tam Thôn: Kê Thượng, Kê Hạ và Miễu Sơn.

Chùa và Động Hoa Sơn

Trong số những di tích liên quan thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chùa và động Hoa Sơn là một di tích khá đặc biệt, bởi nơi đây tương truyền là nơi nuôi dưỡng ấu chúa Đinh Toàn của nhà Đinh.

Chùa Phong Phú Xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư

Chùa Phong Phú còn được gọi là chùa Phú Gia (lấy tên làng xưa đặt tên cho chùa) tọa lạc tại núi Liên Hoa – ngọn núi đứng độc lập có dáng hình như một đóa hoa sen, thuộc thôn Phong Phú, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư. Núi Liên Hoa có núi Voi chầu lại, có ngòi nước như rồng uốn quanh.

Chùa và Động Bàn Long

Chùa và động Bàn Long tọa lạc tại thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư là một trong những vùng đất cổ của tỉnh Ninh Bình với những chứng tích xa xưa của cấu tạo địa chất. Vết tích của những lần biển tiến, biển thoái còn để lại rõ nét ở nhiều hang động của vùng đất nơi đây.

Đền Cả La Mai

Đền Cả La Mai tọa lạc tại thôn La Mai, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ninh Giang là vùng đất cổ, có con người cư trú từ rất sớm (tại đây đã tìm thấy rìu đá có vai ở hậu thời kỳ đồ đá mới và sơ kỳ đồ đồng cách đây 4000 – 5000 năm). Đây cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử qua các triều đại.

Chùa Trung Trữ

Chùa Trung Trữ tọa lạc tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ninh Giang là vùng đất cổ, có con người cư trú từ rất sớm (tại đây đã tìm thấy rìu đá có vai ở hậu thời kỳ đồ đá mới và sơ kỳ đồ đồng cách đây 4000 – 5000 năm). Đây cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử qua các triều đại.

Nhà Thờ Họ Đào

Di tích tọa lạc tại thôn Đông Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Làng Đông Trang, xã Ninh An ra đời từ thời Trần

Đền Đồng Hội Ninh An

Đền tọa lạc tại thôn Đông Hội, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Vùng đất địa linh này là nơi có địa thế hiểm yếu đã chứng kiến và tham gia vào nhiều cuộc kháng chiến của đất nước như thời Hai Bà Trưng, thời Trần, thời Quang Trung

TÌM HIỂU THÊM VỀ VỊ THẾ CỦA NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT QUA DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ QUỐC GIA “TRÒ DIỄN XUÂN PHẢ”

Trò diễn Xuân Phả được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2016, là trò diễn có giá trị đặc biệt, được người dân làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá lưu giữ và trao truyền lại qua các thế hệ từ thế kỷ X đến ngày nay.

Vị trí, vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc

Quốc hiệu “Đại Cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009) và thời kỳ đầu của nhà Lý (1009 - 1054).

Sinh cảnh vùng Kinh đô Hoa Lư trước và sau thế kỷ 10

Hàng loạt những di tích khảo cổ ở hang động, mái đá trong vùng Kinh đô Hoa Lư xưa được phát hiện và nghiên cứu đã cho chúng ta những thông tin để viết nên một câu truyện thú vị về người tiền sử định cư, sử dụng hang động, mái đá, thung lũng đá vôi làm không gian sinh dưỡng cũng như việc họ sống và thích ứng với những biến đổi lớn về khí hậu từ khô lạnh sang nóng ẩm hay từ môi trường lục địa sang môi trường biển cả và ngược lại. Tuy vậy vẫn còn những câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học rằng sự giao lưu và trao đổi giữa những nhóm cư dân sống trong hang động này với những nhóm cư dân khác diễn ra như thế nào? hay thời đại Kim khí cách ngày nay khoảng 4.000 năm liệu những nhóm cư dân cổ còn tiếp tục cư trú trong những thung lũng, mái đá; hang động hay không? Và sự hình thành kinh đô Hoa Lư thế kỷ 10 ở đây diễn ra như thế nào, có liên quan gì với nhau? Sự tiếp tục thích ứng của nhóm cư dân trước bối cảnh môi trường tự nhiên và xã hội ở đây như thế nào đặc biệt khi nó có vai trò là một kinh đô. Và sau khi hết vai trò là một kinh đô thì vùng đất này như thế nào? . Trên cơ sở những thông tin có được qua những phát hiện mới về khảo cổ; qua một số cuộc khai quật các di tích trong và ngoài phạm vi Kinh đô Hoa Lư xưa, qua điều tra khảo sát về sự định cư của một số dòng họ cùng một số di tích chúng ta tạm có câu trả lời cho những vấn đề đặt ra.

Vai trò Kinh đô Hoa Lư xưa và công việc của ngày hôm nay cho mai sau

Thế kỷ 10 là một cái mốc rất quan trọng của lịch sử Việt Nam. Đó là Thế kỷ bản lề, khép lại thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc và mở ra thời đại độc lập dân tộc. Ở vào thế kỷ 10 khu vực Quần thể danh thắng Tràng An được người dân nước Việt, được vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm nơi xây dựng kinh đô-kinh đô Hoa Lư, trung tâm văn hoá Việt Nam, biểu trưng cho tinh thần bất khuất, tự lực, tự cường và truyền thống thống nhất quốc gia, một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam. Kinh đô Hoa Lư một kinh đô có không gian giao thoa về tự nhiên và văn hóa xã hội, có vai trò lớn lao trong lịch sử dân tộc.

Di sản tín ngưỡng-tâm linh thờ thần núi trong quần thể danh thắng Tràng An

Tín ngưỡng-tâm linh là thành tố của văn hóa nó luôn được thẩm thấu, chắt lọc và nuôi dưỡng và đương nhiên nó là di sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Như đầu đề của bài viết này, xin đưa ra một vài lý giải về tín ngưỡng-tâm linh thờ Thần Núi với tư cách như một di sản của ông cha.

Di sản văn hóa và thiên nhiên Ninh Bình

Di sản văn hóa vật thể ở Ninh Bình khá phong phú, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Đến thời điểm năm 2017, toàn tỉnh có gần 1500 di tích lịch sử văn hóa, 354 di tích đã xếp hạng, trong đó có 81 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt và 01 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, có 273 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ninh Bình cũng lưu giữ 03 bảo vật quốc gia cùng hàng ngàn di vật, cổ vật được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh, các bảo tàng tư nhân và các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh.