Chùa Trung Trữ
22/10/2019Chùa Trung Trữ tọa lạc tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ninh Giang là vùng đất cổ, có con người cư trú từ rất sớm (tại đây đã tìm thấy rìu đá có vai ở hậu thời kỳ đồ đá mới và sơ kỳ đồ đồng cách đây 4000 – 5000 năm). Đây cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử qua các triều đại.
Chùa Trung Trữ là nơi thành lập chi bộ Đảng Trung Trữ, một trong những chi bộ thành lập sớm ở tỉnh Hà Nam Ninh, là di tích của phong trào ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Chùa còn là xưởng sản xuất vũ khí chống Pháp, là cơ sở của du kích trong suốt 9 năm chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
Chùa Trung Trữ thờ Phật, ngoài ra chùa còn thờ các vị “hương tiên’’ (Khương thủy tổ), đến Trung Trữ lập làng đầu tiên. Đó là cửu tộc (9 họ): Đinh, Lê, Nguyễn, Bùi, Vũ, Đoàn, Ngô, Trần, Phạm.
Chùa Trung Trữ được xây dựng theo kiểu chữ “tam”. Tiền đường có 6 hàng cột, dáng cao, mái thẳng, hoành vuông, vì kèo kiểu chồng giường, chạm khắc đơn giản. Thiêu hương 3 gian, 4 hàng cột, vì kiểu chồng giường, hoành vuông mái thẳng. Phía trong cùng chùa được xây ngay vào hang núi, cửa hang được xây thành 3 cửa bằng những tấm đá xanh, lòng hang được xây thành tường bệ để thờ Phật.
Hiện nay, chùa Trung Trữ vẫn là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương và du khách thập phương, là nơi diễn ra những hội hè, đình đám, lễ tiết mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Với những giá trị đó, chùa Trung Trữ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1990.
Bài viết khác
- Gia hạn nộp tác phẩm dự thi Cuộc thi Ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ” đến hết ngày 25/3/2025
- Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh Đình Sào Long, xã Gia Sơn, huyện Nho Quan
- LỄ ĐÓN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH ĐÌNH LÀNG VÔ HỐT, XÃ LẠC VÂN, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
- BÀN GIAO BẰNG XẾP HẠNG VÀ HỒ SƠ KHOA HỌC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP TỈNH 2024
- Ninh Bình có thêm 07 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh