Sáng ngày 25/9/2020, Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, nhận diện Hành đô Sơn Lai thời kỳ đầu Nhà nước Đại Cồ Việt”.
28/09/2020Dự hội thảo có Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Kinh thành, Lãnh đạo Sở KHCN, Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Sở Du lịch, Lãnh đạo Ban Quản lý QTDT Tràng An, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Ninh Bình, Chi hội Di sản văn hóa tỉnh Ninh Bình, đại diện Khoa Văn hóa - Du lịch trường Đại học Hoa Lư, Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, Lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Lãnh đạo phòng Văn hóa – Thông tin huyện Nho Quan và Gia Viễn, Lãnh đạo UBND xã Sơn Lai, UBND xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, Lãnh đạo UBND xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao và các thành viên Ban chủ nhiệm Đề tài khoa học “Nghiên cứu nhận diện Hành đô Sơn Lai thời kỳ đầu Nhà nước Đại Cồ Việt”.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, nhận diện Hành đô Sơn Lai thời kỳ đầu Nhà nước Đại Cồ Việt” gồm 9 chuyên đề: Quan niệm về hành đô, hành cung và vai trò của hành đô, hành cung trong lịch sử xây dựng và phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam; Vai trò, vị trí, chức năng của hành đô Sơn Lai thời kỳ đầu Nhà nước Đại Cồ Việt; Vị trí, cảnh quan, địa chất của hành đô Sơn Lai thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt; Hành đô Sơn Lai trong truyền thuyết dân gian; Dấu ấn hành đô Sơn Lai qua các di tích lịch sử văn hoá và di vật cổ trên địa bàn các xã Sơn Lai, Quỳnh Lưu (huyện Nho Quan), xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn); Di sản văn hoá phi vật thể ở Ninh Binh và mối liên hệ với hành đô Sơn Lai; Tìm hiểu về hành đô Sơn Lai trong các văn tự, thư tịch cổ; Kết quả thăm dò khảo cổ học tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan; Phân tích so sánh thành phần thạch học trong kết cấu ở Sơn Lai và thành phần vật liệu kiến trúc ở khu trung tâm cố đô Hoa Lư.
Ban chủ nhiệm đề tài đã nhận được 20 bài tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, tập trung thảo luận, làm rõ các nhóm nội dung chính liên quan đến 9 chuyên đề của đề tài.
Tại hội thảo có 07 báo cáo tham luận được đăng ký trình bày, các báo cáo tham luận có nội dung phong phú, sinh động, hàm lượng khoa học cao, làm sáng tỏ ở nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn, bước đầu nhận diện hành đô Sơn Lai, xác lập những cơ sở dữ liệu khoa học tin cậy để khẳng định sự tồn tại, vai trò, vị trí, chức năng của hành đô Sơn Lai thời kỳ đầu Nhà nước Đại Cồ Việt; đưa ra các hướng nghiên cứu và định hướng bảo vệ, phát huy giá trị của hành đô Sơn Lai trong thời gian tới.
Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, nhận diện Hành đô Sơn Lai thời kỳ đầu Nhà nước Đại Cồ Việt” đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra, là cơ sở để các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, nhận diện và phát huy giá trị.
Bài viết khác
- Cần chính xác trong cách hiểu về di sản văn hóa phi vật thể
- Những giá trị nổi bật của Bảo vật quốc gia – Sưu tập cột kinh Phật thời Đinh ở Bảo tàng Ninh Bình
- DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ QUỐC GIA NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG “NGHỀ CÓI KIM SƠN”
- NINH BÌNH CÓ THÊM 02 DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
- LỄ ĐÓN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH ĐÌNH VÀ PHỦ LÀNG YÊN SƯ, XÃ YÊN NHÂN, HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH