Chào mừng bạn đến với Website Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình

Tìm hiểu những đồng tiền cổ phát hiện trên quê hương vua Đinh

22/10/2019

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (Nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã dẹp nạn cát cứ của mười hai sứ quân, thống nhất đất nước. Ông lên ngôi hoàng đế, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu đầu tiên là Thái Bình. Vua định đô tại vùng đất Hoa Lư và xây dựng kinh đô của nhà nước phong kiến tự chủ đầu tiên của nước ta - kinh đô Hoa Lư.

Nghiên cứu các nguồn sử liệu cổ và qua khảo sát điền dã, chúng ta đã xác định được quê hương vua Đinh hiện nay thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Khảo sát trong phạm vi xã Gia Phương có rất nhiều di tích gắn liền với thời niên thiếu, quá trình xây dựng lực lượng để thực hiện công cuộc thống nhất đất nước của vua Đinh cũng như các di tích tưởng niệm tri ân Đức vua và các tướng lĩnh nhà Đinh. Một số di tích tiêu biểu: Đào Ao (Đào Áo), Vườn Chùa, Đàm Gia Loan, đường Tiến Yết, núi và lăng Phát Tích…

Đặc biệt, tháng 6 năm 2018, nhân dân thôn Vĩnh Ninh, xã Gia Phương phát hiện thấy một chum tiền cổ. Với ý thức gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa, nhân dân đã báo cho chính quyền địa phương và trao toàn bộ số tiền đồng cổ (75 kg) cho Bảo tàng Ninh Bình. Những đồng tiền do nằm lâu ngày dưới ruộng ngập nước nên đã rỉ sét, dính chặt vào nhau và được xếp trong một chum sành. Khi cày ruộng đã bị lưỡi cày làm vỡ chum sành thành nhiều mảnh.

Sau khi thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ đã phát hiện thấy đây là một sưu tập tiền đồng cổ rất có giá trị với rất nhiều loại tiền, như tiền “Thái Bình Hưng bảo”, “Thiên Phúc trấn bảo”, “Khai Nguyên thông bảo”, “Thiên Thánh thông bảo”, “Nguyên Phong thông bảo”…

 

TT

Tên tiền

Triều vua

Chữ Hán

Năm đúc

  1.  

* Tiền Việt Nam

Thái Bình hưng bảo

Đinh Tiên Hoàng

太平興寶

968 - 975

  1.  

Thiên Phúc trấn bảo

Lê Đại Hành

天福鎮寶

984

  1.  

* Tiền Trung Quốc

Ngũ thù

Hán Vũ Đế

(Đông Hán)

五銖

40

  1.  

Khai nguyên thông bảo

Đường Cao Tổ

開元通寶

621

  1.  

Càn Nguyên trọng bảo

Đường Túc Tông

乾元重寶

758

  1.  

Chu Nguyên thông bảo

Thế Tông Mẫn Vũ Hiến Văn

(Hậu Chu)

元通寶

955

  1.  

Đường Quốc thông bảo

Nguyên Tông

堂國通寶

958 - 960

  1.  

Tống Nguyên thông bảo

Bắc Tống (Tống Thái Tông)

宋元通寶

960

  1.  

Thái Bình thông bảo

Bắc Tống (Tống Thái Tông)

太平通寶

976 - 983

  1.  

Thuần Hóa nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Thái Tông)

淳化元寶

990

  1.  

Chí Đạo nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Thái Tông)

至道元寶

995 - 997

  1.  

Hàm Bình nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Chân Tông)

咸平元寶

998

  1.  

Cảnh Đức nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Chân Tông)

景德元寶

1004

  1.  

Tường Phù nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Chân Tông)

祥符元寶

1008

  1.  

Thiên Hy thông bảo

Bắc Tống (Tống Chân Tông)

天僖通寶

1017 - 1021

  1.  

Thiên Thánh nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Nhân Tông)

天聖元寶

1023

  1.  

Minh Đạo nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Nhân Tông)

明道元寶

1032

  1.  

Cảnh Hựu nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Nhân Tông)

景祐元寶

1034

  1.  

Hoàng Tống thông bảo

Bắc Tống (Tống Nhân Tông)

皇宋通寶

1039

  1.  

Gia Hựu nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Nhân Tông)

嘉祐元寶

1056

  1.  

Chí Hòa nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Nhân Tông)

至和元寶

1054 - 1056

  1.  

Trị Bình nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Anh Tông)

治平元寶

1064 - 1067

  1.  

Nguyên Hựu thông bảo

Bắc Tống (Tống Triết Tông)

元祐通寶

1068 - 1094

  1.  

Hy Ninh nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Thần Tông)

熙寧元寶

1068 - 1077

  1.  

Nguyên Phong thông bảo

Bắc Tống (Tống Thần Tông)

通寶

1078

  1.  

Thiệu Thánh nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Triết Tông)

紹聖元寶

1094 - 1097

  1.  

Nguyên Phù thông bảo

Bắc Tống (Tống Triết Tông)

元符通寶

1098 - 1100

  1.  

Thánh Tống nguyên bảo

Bắc Tống (Tống Huy Tông)

聖宋元寶

1101

  1.  

Đại Quan thông bảo

Bắc Tống (Tống Huy Tông)

大觀通寶

1107

  1.  

Chính Hòa thông bảo

Bắc Tống (Tống Huy Tông)

政和通寶

1111 - 1118

  1.  

Tuyên Hòa thông bảo

Bắc Tống (Tống Huy Tông)

宣和通寶

1119 - 1125

  1.  

Chính Long nguyên bảo

Kim Phế Đế

政隆元寶

1156 - 1161

  1.  

Thuần Hy nguyên bảo

Nam Tống (Tống Hiếu Tông)

淳熙元寶

1174

  1.  

Thiệu Hy nguyên bảo

Nam Tống (Tống Quang Tông)

紹熙元寶

1190 - 1194

  1.  

Khánh Nguyên thông bảo

Nam Tống (Tống Ninh Tông)

慶元通寶

1195

  1.  

Gia Thái thông bảo

Nam Tống (Tống Ninh Tông)

嘉泰通寶

1201

  1.  

Khai Hy nguyên bảo

Nam Tống (Tống Ninh Tông)

1205

  1.  

Gia Định thông bảo

Nam Tống (Tống Ninh Tông)

嘉定通寶

1205 - 1207

  1.  

Thiệu Định thông bảo

Nam Tống (Tống Lý Tông)

紹定通寶

1228 - 1233

Hình ảnh của một số đồng tiền tiêu biểu

Tiền “Thái Bình hưng bảo” (968-975)

Tiền “Thiên Phúc trấn bảo”(984)

Tiền “Càn Nguyên trọng bảo” (758)

Tiền “Khai Nguyên thông bảo” (921)

Tiền “Tống Nguyên thông bảo” (960)

Tiền “Chính Hòa thông bảo”(1111-1118)

Tiền “Tuyên Hòa thông bảo” (1119-1125)

Tiền “Chính Long thông bảo” (1156-1161)

* Một số nhận xét:

- Sau khi thống kê, phát hiện 39 loại tiền do các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Quốc đúc và phát hành; có niên đại từ năm 40-1233, gồm 75 kg. Sau khi cơ quan chức năng thực hiện các công tác chuyên môn, nghiệp vụ thu được hàng nghìn hiện vật. Các đồng tiền tuy nằm sâu dưới lòng đất hàng trăm năm nhưng còn tương đối tốt, nhiều đồng chữ đúc trên mặt tương đối rõ. Tuy nhiên, có nhiều đồng các chữ hán đã bị mòn, han rỉ rất khó nhận dạng chữ. Đa số các đồng tiền chỉ đúc chữ một mặt, lưng (mặt sau) để trơn. Cũng có những đồng tiền lưng có chữ hoặc vạch… Các đồng tiền thường được trang trí 4 chữ Hán theo lối chữ “chân”, nhưng cũng có nhiều đồng tiền cùng loại mà trang trí chữ Hán theo lối chữ “chân”, “triện” “thảo”, “khải”… Đặc biệt những đồng tiền Việt Nam do nhà Đinh và nhà Lê đúc lưng đều có chữ “Đinh” () và “Lê” () nên việc nhận dạng rất dễ dàng và đây cũng là một trong những điểm đặc biệt để phân biệt tiền Việt Nam và Trung Quốc.

- Sưu tập gồm những đồng tiền đầu tiên do triều đại quốc gia phong kiến tập quyền đầu tiên-Nhà Đinh (Tiền Thái Bình hưng bảo) và nhà Lê (Tiền Thiên Phúc trấn bảo) đúc và lưu hành. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tiền của các triều đại Trung Quốc đúc và lưu hành như: nhà Đường, Nam Tống, Bắc Tống, Kim… Như vậy có thể khẳng định, ngoài việc đề cao tinh thần tự tôn dân tộc, khẳng định độc lập chủ quyền của nhà Đinh và nhà Lê thông qua việc đúc và lưu hành những đồng tiền đầu tiên, vì những lý do khách quan, các triều địa phong kiến ở nước ta vẫn cho lưu hành những đồng tiền đương thời của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

- Việc phát hiện sưu tập tiền đồng cổ trên quê hương vua Đinh càng làm phong phú hơn về những giá trị tiềm ẩn ở quê hương người con ưu tú của vùng đất Ninh Bình. Minh chứng cho việc phát triển, tiếp nối nhà Đinh trải nhiều thế hệ trên quê hương Ninh Bình.

Nguyễn Xuân Khang - Giám đốc Bảo tàng Ninh Bình